PHÂN TÍCH THUẬT CHUYỆN VÀ CẤU TRÚC (Áp dụng vào Tin Mừng thứ tư)

Tác giả : Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
Phát hành : Trung tâm Học vấn Đa Minh
Số trang : 228
Kích cỡ : 14,5x20,5cm



Nội dung:

Có hai cách đọc bản văn Kinh Thánh:
Cách đọc thứ nhất xem bản văn như một cửa sổ để nhìn ra khu vườn lịch sử. Bản văn trở thành dữ liệu lịch sử, người đọc tìm hiểu lịch sử qua bản văn. Cách đọc này không quan tâm nhiều đến tương tác giữa “người đọc” và “bản văn”.
Cách đọc thứ hai xem bản văn như một bức tranh để chiêm ngắm. Người đọc tìm thấy trong bản văn cách sắp xếp các ý tưởng, từ ngữ, nhân vật, tương tự như sự sắp xếp màu sắc, ánh sáng, nhân vật trong một bức tranh. Một bức tranh đẹp mang lại ý nghĩa và thú vị cho người xem. Biết cách đọc bản văn Kinh Thánh cũng đem lại ý nghĩa và thú vị cho người đọc. Tập sách Phân tích thuật chuyện và cấu trúc bàn về lý thuyết và áp dụng cách đọc thứ hai này.
Tập sách giúp người đọc tìm ra ý nghĩa mặc khải trong bản văn, giúp nhận ra sứ điệp bản văn muốn gửi tới độc giả. Khi đọc bản văn Kinh Thánh, người đọc làm cho bản văn Kinh Thánh sống động và có ý nghĩa; đồng thời bản văn Kinh Thánh cũng làm cho người đọc được sống, được nuôi dưỡng, nhờ những nét hay, đẹp và độc đáo trong bản văn. Đọc bản văn Kinh Thánh như thế tạo ra sự tương tác giữa hai thế giới: Thế giới của bản văn (sứ điệp mặc khải) và thế giới của người đọc (kinh nghiệm sống, văn hóa, lịch sử bản thân). Sự tương tác giữa hai thế giới này làm cho cuộc sống người đọc thêm phong phú và ý nghĩa.
Phần áp dụng phân tích ba đoạn văn:

1. Ga 6,22-71: “Thánh thể”, lý trí và đức tin.
2. Ga 11,1-54: “Chết” và “sống”.
3. Ga 18,28–19,16a: Đức Giê-su và Phi-la-tô.

Ý nghĩa mặc khải trong ba đoạn văn này gắn liền với ý nghĩa cuộc đời người đọc. Ước mong tập sách này giúp những ai yêu mến Lời Chúa có thể tự khai thác kho tàng vô tận của Lời mặc khải, không phải chỉ để “hiểu biết” mà quan trọng hơn là để “chiêm ngắm”, “suy tư” và “sống với” Lời. Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.

Ngày 19 tháng 10 năm 2010
Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2010/10/gioi-thieu-sach-phan-tich-thuat-truyen_19.html
Email: josleminhthong@gmail.com

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

PHÂN TÍCH THUẬT CHUYỆN VÀ CẤU TRÚC (Áp dụng vào Tin Mừng thứ tư)

Tác giả : Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
Phát hành : Trung tâm Học vấn Đa Minh
Số trang : 228
Kích cỡ : 14,5x20,5cm



Nội dung:

Có hai cách đọc bản văn Kinh Thánh:
Cách đọc thứ nhất xem bản văn như một cửa sổ để nhìn ra khu vườn lịch sử. Bản văn trở thành dữ liệu lịch sử, người đọc tìm hiểu lịch sử qua bản văn. Cách đọc này không quan tâm nhiều đến tương tác giữa “người đọc” và “bản văn”.
Cách đọc thứ hai xem bản văn như một bức tranh để chiêm ngắm. Người đọc tìm thấy trong bản văn cách sắp xếp các ý tưởng, từ ngữ, nhân vật, tương tự như sự sắp xếp màu sắc, ánh sáng, nhân vật trong một bức tranh. Một bức tranh đẹp mang lại ý nghĩa và thú vị cho người xem. Biết cách đọc bản văn Kinh Thánh cũng đem lại ý nghĩa và thú vị cho người đọc. Tập sách Phân tích thuật chuyện và cấu trúc bàn về lý thuyết và áp dụng cách đọc thứ hai này.
Tập sách giúp người đọc tìm ra ý nghĩa mặc khải trong bản văn, giúp nhận ra sứ điệp bản văn muốn gửi tới độc giả. Khi đọc bản văn Kinh Thánh, người đọc làm cho bản văn Kinh Thánh sống động và có ý nghĩa; đồng thời bản văn Kinh Thánh cũng làm cho người đọc được sống, được nuôi dưỡng, nhờ những nét hay, đẹp và độc đáo trong bản văn. Đọc bản văn Kinh Thánh như thế tạo ra sự tương tác giữa hai thế giới: Thế giới của bản văn (sứ điệp mặc khải) và thế giới của người đọc (kinh nghiệm sống, văn hóa, lịch sử bản thân). Sự tương tác giữa hai thế giới này làm cho cuộc sống người đọc thêm phong phú và ý nghĩa.
Phần áp dụng phân tích ba đoạn văn:

1. Ga 6,22-71: “Thánh thể”, lý trí và đức tin.
2. Ga 11,1-54: “Chết” và “sống”.
3. Ga 18,28–19,16a: Đức Giê-su và Phi-la-tô.

Ý nghĩa mặc khải trong ba đoạn văn này gắn liền với ý nghĩa cuộc đời người đọc. Ước mong tập sách này giúp những ai yêu mến Lời Chúa có thể tự khai thác kho tàng vô tận của Lời mặc khải, không phải chỉ để “hiểu biết” mà quan trọng hơn là để “chiêm ngắm”, “suy tư” và “sống với” Lời. Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.

Ngày 19 tháng 10 năm 2010
Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/2010/10/gioi-thieu-sach-phan-tich-thuat-truyen_19.html
Email: josleminhthong@gmail.com

Đăng nhận xét

0 Nhận xét