Linh đạo Đa Minh
TÔMA AQUINÔ : Học Giả, Thi Nhân, Nhà Huyền Bí, Vị Thánh
Nguyên tác :
THOMAS AQUINAS : Scholar, Poet, Mystic, Saint
Manchester: Sophia Institute Press, 2011
Số trang : 208
Phát hành : 28/1/2015, Mừng kính Thánh Sư Tôma Aquinô, Bổn Mạng Trung Tâm Học Vấn Đa Minh
LỜI TỰA
(cho bản dịch Việt Ngữ)
Manchester: Sophia Institute Press, 2011
Tác giả : A. G. Sertillanges, O.P.
Chuyển ngữ : Học viện Đa Minh
Kích cỡ : 13.5x20.5cmChuyển ngữ : Học viện Đa Minh
Số trang : 208
Phát hành : 28/1/2015, Mừng kính Thánh Sư Tôma Aquinô, Bổn Mạng Trung Tâm Học Vấn Đa Minh
LỜI TỰA
(cho bản dịch Việt Ngữ)
Danh tánh Tôma Aquinô có lẽ ngày càng được nhiều người biết đến, nhất là trong môi trường học hiệu Công Giáo.
Nhưng Tôma Aquinô là ai? Là một nhà học thuật, một thi sĩ, một nhà thần bí và nhất là một vị thánh. Đó là những gì cha Antonin Gilbert Sertillanges, O.P. (1863-1948) trình bày trong tập sách nhan đề Saint Thomas d’Aquin, do Ernest Flammarion xuất bản năm 1931. Tập sách này được dịch sang tiếng Anh nhan đề Thomas Aquinas: Scholar, Poet, Mystic, Saint, do Fr. Godfrey Anstruther, O.P. chuyển dịch và Sophia Institute Press xuất bản năm 2011. Khoảng thời gian cách xa, từ khi tác phẩm ra đời lần đầu tiên với việc dịch và xuất bản lần này, phần nào cho thấy giá trị của tập sách.
Tập sách đây, tuy chỉ như là một lời giới thiệu thánh Tôma Aquinô và công trình của thánh nhân, chứ chưa đưa độc giả đi trực tiếp vào một trong biết bao nhiêu tác phẩm của người, cũng đã cho thấy khái quát tầm vóc của vị thánh này qua công việc nghiên cứu và trình bày chân lý, qua sự hài hòa của những nét tưởng chừng như mâu thuẫn giữa suy nghĩ lý luận với cảm hứng thi ca, giữa lý trí và ý chí, giữa suy lý và thực hành nơi cũng một con người, qua nếp sống tu hành của người ấy, hơn là qua cung cách đôi khi người ta vẫn ngỡ là của triết gia !
Ngoài việc đọc những tác phẩm của thánh Tôma Aquinô, vẫn còn những vấn đề có thể giúp hiểu con người, cộng đoàn tu trì cũng như bối cảnh xã hội của thánh nhân, chẳng hạn tìm hiểu xem làm sao thánh nhân có thể am hiểu những kiến thức đương thời, nếu như ngoài tôn sư Albertô, không có những người anh em – không được nhắc đến tên tuổi – trong cùng Dòng đã góp phần cách nào đó để thánh nhân hình thành tổng hợp của mình.
Thế nhưng, đọc những trang trong tập sách này cũng giúp chúng ta nhận ra một lối đi thánh Tôma Aquinô đã khai phá để tiến đến nguồn mạch sự thánh thiện là Chân Lý, là Nguyên Nhân Đệ Nhất, cũng là chính Thiên Chúa, qua việc miệt mài tìm kiếm Chân Lý giữa lòng một đoàn sủng thuộc nếp sống tu trì. Có thể thấy điều này qua lời nói của thánh Tôma Aquinô với người anh em của thánh nhân vào lúc thánh nhân ngưng không viết nữa. Tất cả sự nghiệp của thánh Tôma Aquinô – nói được như thế – cuối cùng chỉ nhằm một mục đích là mỗi ngày mỗi tiến đến gần Thiên Chúa hơn và cuối cùng gặp gỡ Người. Và một khi mục đích ấy đã đạt được, tất cả những nỗ lực, kể cả những thành quả, chỉ còn là phương tiện mà thôi.
Những gì thánh nhân để lại – cả về gương mẫu đời sống cũng như kết quả của học thuật, chiêm niệm – làm nên những cột mốc trên con đường chúng ta đi đến gặp Thiên Chúa. Ước mong đấy mới chỉ là một trong nhiều điều khác độc giả sẽ dần dần cảm nhận trong khi đọc và nhất là khi đã đọc hết trang cuối cùng của tập sách này.
Tu viện Rất thánh Mân Côi,
Ngày 21 tháng Giêng năm 2015
Lễ kính Thánh Anê, Trinh Nữ Tử Đạo
Fr. Giuse Nguyễn Tất Trung, O.P.
------------------
MỤC LỤC
LỜI TỰA
LỜI GIỚI THIỆU
Chương I. THỜI ĐẠI CỦA THÁNH TÔMA
Chương II. CUỘC ĐỜI CỦA THÁNH TÔMA
Chương III. SỨ VỤ CỦA THÁNH TÔMA
Chương IV. PHƯƠNG PHÁP CỦA THÁNH TÔMA
Chương V. THIÊN TÀI CỦA THÁNH TÔMA
Chương VI. HỌC THUYẾT CỦA THÁNH TÔMA
Chương VII. PHONG CÁCH CỦA THÁNH TÔMA
Chương VIII. NGHỆ THUẬT THI CA CỦA THÁNH TÔMA
Chương IX. VINH QUANG CỦA THÁNH TÔMA
Chương X. ẢNH HƯỞNG CỦA THÁNH TÔMA NGÀY NAY
Chương XI. TƯƠNG LAI CỦA THÁNH TÔMA
PHỤ LỤC :
– TRÍCH ĐOẠN GIÁO HUẤN CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
– TIỂU SỬ TÁC GIẢ - SERTILLANGES, O.P
------------------
MỤC LỤC
LỜI TỰA
LỜI GIỚI THIỆU
Chương I. THỜI ĐẠI CỦA THÁNH TÔMA
Chương II. CUỘC ĐỜI CỦA THÁNH TÔMA
Chương III. SỨ VỤ CỦA THÁNH TÔMA
Chương IV. PHƯƠNG PHÁP CỦA THÁNH TÔMA
Chương V. THIÊN TÀI CỦA THÁNH TÔMA
Chương VI. HỌC THUYẾT CỦA THÁNH TÔMA
Chương VII. PHONG CÁCH CỦA THÁNH TÔMA
Chương VIII. NGHỆ THUẬT THI CA CỦA THÁNH TÔMA
Chương IX. VINH QUANG CỦA THÁNH TÔMA
Chương X. ẢNH HƯỞNG CỦA THÁNH TÔMA NGÀY NAY
Chương XI. TƯƠNG LAI CỦA THÁNH TÔMA
PHỤ LỤC :
– TRÍCH ĐOẠN GIÁO HUẤN CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
– TIỂU SỬ TÁC GIẢ - SERTILLANGES, O.P
Đăng nhận xét
0 Nhận xét